Nguyễn Nhật Minh - 01/02/2021
Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con người tạo ra. Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể kéo dài đến cả trăm, ngàn năm (chai nhựa mất tới 450 – 1000 năm mới phân hủy, ống hút nhựa và túi nilon thì phải mất tới 100 – 500 năm…).
Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải ra môi trường như: Túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng hợp…
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mỗi năm cả thế giới có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa (trong đó, Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn) đến từ nhiều nguồn khác nhau như:
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và sẽ có tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai.
Còn theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thải ra biển. Bình quân hàng tháng mỗi hộ gia đình dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và nilon mà Hà Nội và TP. HCM thải ra môi trường trong một ngày.
Cũng theo phát biểu của Liên Hợp Quốc thì lượng rác thải mà mỗi năm thế giới thải ra môi trường này đủ để bao quanh trái đất 4 lần, số lượng này còn không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Có thể nói, những con số nói trên sẽ khiến bất cứ ai cũng phải giật mình vì hiểm họa khủng hoảng rác thải trầm trọng.
Hiểm họa rác thải nhựa hiện đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu, bởi chúng có tác động xấu đến sức khỏe và cả môi trường sống của chính chúng ta.
Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ dài, và trong quá trình phân huỷ lên đến cả 100 năm thậm chí 1000 năm đó, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ.
Những hạt vi nhựa (microplastic) này đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… và khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh…
Ngoài ra, theo các nhà khoa học việc xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ cả cộng đồng. Khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí dioxin và fura… gây khó thở, rối loạn tiêu hoá, làm tăng khả năng ung thư…
Chuyên gia Hà Thanh Biên (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết hiện trên biển có khoảng 393 triệu tấn nhựa đang phân tán khắp nơi và trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sinh vật biển.
Chất thải nhựa do khó phân huỷ nên khi xử lý bằng cách chôn lấp sẽ tồn tại cả trăm năm dưới đất. Lúc này sẽ các hạt vi nhựa bị phân rã sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc gây ra thay đổi tính chất vật lý của đất, làm đất không giữ được nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh.
Còn với những rác thải nhựa do bị vứt hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống cống, sông, hồ, sông… sẽ làm thu hẹp diện tích ao, hồ, sông ngày; gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người…
Hãy tưởng tượng cuộc sống sau này chúng ta sẽ ra sao nếu như thế giới tràn ngập rác thải nhựa và túi nilon? Vì thế, để tránh tình trạng này hãy chung tay xử lý rác thải nhựa, túi nilon ngay từ hôm nay, trước khi quá muộn.
Việc sử dụng bao bì nhựa một lần vô cùng tiện lợi nên rất khó để thay đổi, nhưng bạn hãy vì môi trường sống và vì chính mình để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa:
Với những tác hại và hệ luỵ do rác thải nhựa gây ra, việc giảm tiêu thụ những sản phẩm từ nhựa hay nilon là rất cần thiết. Thay vào đó, bạn hãy thay thế bằng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Nguồn: Internet.
Tìm hiểu các loại lò đốt rác thải tại ĐÂY.
Liên hệ tư vấn mua lò đốt rác: 0327114521 (Nhật Minh)
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: